Orther

iPad 2 về Việt Nam với giá 1.700 USD
 
(Dân trí) -2 ngày sau khi iPad 2 được bán ra tại Mỹ, chiếc máy tính bảng thế hệ thứ 2 này đã được xách tay về Việt Nam. Dân chơi công nghệ sẽ phải chi từ 30-35 triệu đồng để được sở hữu phiên bản trắng và đen.
iPad 2 đã được một số cửa hàng kinh doanh máy tính và di động ở Hà Nội và TPHCM xách tay về.

Trong khi chiếc máy tính bảng mới nhất được bán tại Mỹ với giá 730 USD thì giá bán của iPad 2 tại Việt Nam đã tăng gấp 2,5 lần. Phiên bản màu trắng được chào giá tới 1.700 USD và bản màu đen có giá 1.650 USD.

Tuy nhiên, với thiết kế và tính năng mạnh mẽ của iPad 2 khiến không ít người mạnh dạn “mở hầu bao”.

Ngắm iPad 2 tại Việt Nam:
 
Thiết kế mỏng là ấn tượng đầu tiên về iPad 2.




iPad 2 thậm chí còn mỏng hơn cả iPhone 4.





Camera sau.














Giá đỡ càng khiến iPad 2 thêm sang trọng.













2 phiên bản đen và trắng.
Khôi Linh
Ảnh: Tinhte
_________________________________


Lý do iPhone 4 không có màu trắng
Apple đã thay đổi thiết kế của iPad để tránh lỗi chụp ảnh, cảm biến hoạt động không chính xác mà phiên bản iPhone 4 màu trắng có thể đã mắc phải.

 
Chiếc iPhone 4 màu trắng đã không có mặt như dự kiến. Ảnh: Pocket-lint.

Tuần trước, Apple đã gây bất ngờ khi trình làng chiếc iPad 2 với phiên bản màu trắng bên cạnh model màu đen tại trung tâm hội nghi San Francisco (Mỹ). Cũng tại căn phòng này, tháng 6 năm ngoái hãng trình làng chiếc iPhone 4 với hứa hẹn model màu trắng cũng sẽ xuất hiện, tuy nhiên thiết bị đó đã "bặt vô âm tín" cho đến hôm nay.
Hai yếu tố làm cho iPhone 4 màu trắng không thể ra mắt như dự kiến, dù đến thời điểm iPad 2 ra đời và đã sai hẹn tới 251 ngày, là có thể chế độ camera của model này bị lỗi và cảm biến chụp ảnh không được chính xác.
Đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, đã sử dụng một chiếc iPhone 4 màu trắng. Ông này cho biết thiết bị ông dùng được lắp ráp từ các bộ phận giống ở iPhone 4 màu đen và cùng của các nhà cung cấp thiết bị cho Apple. Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp từ camera không đạt, ảnh bị hỏng, nhất là khi dùng đèn flash, và vỏ trắng cũng làm cảm biến hoạt động ít chính xác hơn.
"Ngay từ đầu, thiết bị đã bị lỗi nên Apple đã quyết định không đưa sản phẩm ra ngoài", Wozniak phát biểu trong một phỏng vấn với Engadget, "tôi đã chụp ảnh với hai chế độ có flash và không flash. Kết quả, bức có flash thì trông như là nhìn qua giấy bóng".
Thiết kế đó của iPhone 4 màu trắng đã được Apple cải tiến trên iPad 2, model cũng có camera phía sau, nhưng vỏ được làm từ nhôm và không có đèn flash.
Tablet mới của Apple cũng thiếu một cảm biến khoảng cách mà iPhone có. Cảm biến này hỗ trợ máy tự tắt màn hình khi nghe điện thoại. Ở iPhone 4 màu trắng, chế độ này cũng không hoạt động và việc tự động điều chỉnh độ sáng trục trặc. Trước đó, iPhone 3GS cũng có màu trắng, nhưng mặt trước gương màu đen. Thay vì cảm biến trên, Apple đã trang bị cho iPad 2 nam châm được nhúng trong phần cứng, hỗ trợ gắn với Smart Case của Apple để màn hình bật tắt khi đậy nắp.



Apple khẳng định iPad 2 màu trắng sẽ có từ ngày đầu tiên.

Chiếc iPhone 4 màu trắng được hãng hứa ra mắt trong tháng 7, rồi dời lại vào cuối năm, sau đó chuyển tới đầu 2011. Tuy nhiên, cho tới giờ, máy vẫn chưa có lịch xuất hiện cụ thể, trong khi thời điểm iPhone 5 xuất hiện không còn dài.

Theo Số Hoá
___________________________________________________

iPhone 4 màu đỏ đính gần 470 viên kim cương ở VN
Một nữ doanh nhân tại Hà Nội đã đặt hàng biến điện thoại mình thành hàng độc: chiếc iPhone 4 được "lột áo", thay bằng vỏ màu đỏ nhập từ Mỹ, ngoài ra viền máy còn đính 466 viên kim cương tổng hợp Swarovski từ Áo.


Bộ vỏ màu đỏ (iPhone 4 Deep Red) được nhập khẩu từ nhà phân phối hàng linh kiện điện thoại tại Las Vegas - Mỹ. Giá cho bộ vỏ này là 185 USD.



Hình thức và chất lượng của bộ áo này không thua kém gì so với vỏ hàng chính hãng Apple.


iPhone 4 đỏ được nạm quanh viền máy 466 viên kim cương tổng hợp Swarovski có nguồn gốc nhập khẩu từ Áo. Công ty Golden Age - Thời Đại Vàng đã mất gần 100 giờ để thi công toàn bộ sản phẩm này.

Giá gia công là 1.650 USD (đã bao gồm giá kim cương tổng hợp Swarovski). Kim cương tổng hợp rẻ hơn nhiều so với kim cương tự nhiên. Giao diện của iPhone 4 nổi bật trong vỏ màu đỏ.
Vỏ đỏ khá độc của iPhone 4
.
Một bên thân máy với các nút bấm.

Toàn bộ viền xung quanh máy đều được đính kim cương.


theo vnexpress
____________________________________________________________

iPad - 1 năm nhìn lại...


___________________________________

Hiểm hoạ từ sạc pin "nhái"

Những chiếc sạc pin cho iPad, iPhone, laptop bị làm nhái một cách tinh vi hiện được bày bán khá nhiều trên thị trường. Điều đáng lo ngại là chất lượng của những sạc này rất kém nhưng lại rất khó phân biệt.

Mua của người quen cũng ăn quả đắng

Người dùng rất khó để phân biệt được sạc thật – giả bởi chúng giống nhau như đúc.
Bỏ 1,8 triệu đồng để mua chiếc sạc cho iPad ở cửa hàng bạn thân nhưng anh Nguyễn Thanh Toàn, quận 3, TP. HCM đã ăn phải quả đắng khi cái sạc anh mua là sạc “nhái” và chiếc iPad của anh ngay trong lần sạc đầu tiên đã bị nóng và chết đứng màn hình. Quá bức xúc anh xách ra bắt cậu bạn đổi lại, nhưng trớ trêu thay cậu bạn cũng chẳng biết phân biệt đây là hàng giả hay thật vẫn cứ khẳng định đó là đồ thật. Cuối cùng khi cắm thử vào một chiếc iPad khác bị tình trạng tương tự anh mới được cửa hàng của bạn mình đổi lại cho cái mới.

Không may mắn như anh Toàn, chị Nguyễn Thị Loan, quận 1, TP. HCM đã phải bỏ ra cả 2 triệu đồng để sửa chiếc iPhone của mình cũng vì mua phải sạc “nhái”. Đáng tiếc cho chị, khi chiếc sạc chị mua về dùng máy không trở chứng ngay mà phải gần 2 tháng sau mới bị sự cố. Vì là hàng xách tay chỉ bảo hành 1 tháng, nên khi thợ sửa chữa bảo do cục sạc chị đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” bỏ tiền ra sửa và mua lại cục sạc mới.

Nhưng tổn thất nặng nhất về sạc “nhái” có thể đề cập đến trường hợp của bạn Thanh Tuấn, sinh viên trường KHXH&NV TP. HCM. Chiếc sạc cũ bị hư, nghe bạn giới thiệu có người quen chuyên bán sạc chất lượng cho dòng máy Sony Vaio mình đang dùng, Tuấn bỏ ra hơn 1 triệu đồng để tậu 1 cục sạc về dùng. Trớ trêu thay, dùng được một thời gian thì sạc xịn chưa thấy hiệu quả, chiếc laptop của Tuấn đã mắc thêm nhiều bệnh, vừa bị hư nguồn, hư chức năng sạc, chai pin, thế là phải thay lại nguyên bộ mới ngót nghét hơn 4 triệu đồng.

Chuyên gia nhiều khi cũng “chào thua”

Thực tế để phân biệt được bộ sạc “nhái” và sạc thật đối với những thiết bị như laptop, smartphone, máy tính bảng... trên thị trường hiện nay là rất khó. Một số lời khuyên cũng được các kĩ thuật đưa ra trên các diễn đàn như sạc “nhái” trọng lượng sẽ nhẹ hơn sạc thật, nhãn mác không được sắc nét, tem dán dễ bị bong... tuy nhiên, để phân biệt được chúng bằng mắt thường là rất khó vì ngay cả dân kĩ thuật nhiều khi cũng không phát hiện ra.

Chính vì thế, theo anh Mai Phú Phong, Giám đốc công ty cổ phần Phongee, đơn vị chuyên kinh doanh các mặt hàng Apple ở Việt Nam, đối với sạc Apple, người dùng có thể kiểm tra bằng số Series trên trang web của hãng có thể phân biệt được thật và giả. Tuy nhiên, đó là hàng Apple, còn hàng các hãng khác thì ngay cả anh cũng “chào thua”, người dùng tốt nhất là nên đến những nơi bán hàng có uy tín để mua nhằm được hưởng chế độ bảo hành đầy đủ.

Anh Nguyễn Tuấn Phong, kĩ thuật viên tin học chuyên sửa chữa sạc laptop, TP. HCM lại cho rằng, riêng mặt hàng sạc laptop, mua ở chỗ uy tín chưa chắc đã là hàng “xịn”. Do mỗi máy tính xách tay khi nhập về Việt Nam chỉ có một bộ sạc đi kèm, vì thế đa số các bộ sạc mới đang bán ở nhiều cửa hàng hiện nay đều là hàng “nhái” từ Trung Quốc. Cho nên, người dùng sẽ rất khó mua được hàng “xịn” ở đấy, nếu mua thì nên đến những trung tâm sửa chữa, ở đó mới có thể có hàng, nhưng sẽ rất mắc. Ngoài ra người dùng muốn chắc chắn thì nên đặt mua hàng chính hãng từ các công ty phân phối hoặc nhờ người mua ở nước ngoài khi đó mới có thể an tâm.

Theo những người am hiểu lĩnh vực này thì với việc sạc “nhái” được bán tràn lan như hiện nay, người dùng mua phải là điều không thể tránh khỏi. Muốn an tâm và mua hàng đảm bảo, lời khuyên được đưa ra cho người dùng là nên tới những nơi bán hàng có uy tín và bảo hành đầy đủ. Vào đại lí của các hãng phân phối ở Việt Nam đặt hàng để họ nhập về, giá có thể hơi đắt nhưng độ an toàn cao hơn. Ngoài ra, để chắc ăn nên nhờ dân kĩ thuật tư vấn và đi mua hàng cùng - nếu người dùng không am hiểu lắm về hàng công nghệ.

Theo ICTNews